Hiện đại hóa ngành ngân hàng: Lark Suite đồng hành cùng chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng không chỉ là một xu hướng, mà là một sự thay đổi toàn diện về cách thức hoạt động và tư duy.
Mục lục
Ngành ngân hàng đã và đang trải qua một cuộc cách mạng kỹ thuật số trong thập kỷ qua, và chuyển đổi số đã trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự cạnh tranh và tồn tại của các tổ chức tài chính. Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ mới, mà còn là sự thay đổi toàn diện về cách thức hoạt động và cung cấp dịch vụ. Nó tạo ra sự cách mạng trong trải nghiệm khách hàng, quản lý rủi ro, tăng cường hiệu quả và năng suất, và đặc biệt là đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu.
Quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng không chỉ là một xu hướng, mà là một sự thay đổi toàn diện về cách thức hoạt động và tư duy. Hãy bắt đầu khám phá hành trình này và khám phá những tiềm năng và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại cho ngành ngân hàng.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng hiện nay có một số đặc điểm đáng chú ý:
-
Trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số: Ngân hàng đang chuyển từ giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền và xem thông tin tài khoản từ ứng dụng di động hoặc trang web ngân hàng. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và chatbot cũng được sử dụng để cung cấp hỗ trợ tự động và tư vấn tài chính cho khách hàng.
-
Tăng cường an ninh và bảo mật: Ngành ngân hàng đặt ưu tiên hàng đầu cho những chính sách và quy định về bảo mật thông tin và phòng ngừa gian lận tài chính. Các biện pháp bảo mật như xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu và nhận diện dấu vân tay hoặc khuôn mặt đã được áp dụng để đảm bảo an toàn trong giao dịch trực tuyến và truy cập vào tài khoản cá nhân.
-
Tối ưu hóa quy trình và hiệu suất hoạt động: Chuyển đổi số giúp ngân hàng tối ưu hóa quy trình nội bộ và cải thiện hiệu suất hoạt động. Việc sử dụng tự động hóa và robot hỗ trợ công việc giúp giảm thời gian và công sức trong các quy trình như xử lý hồ sơ vay, kiểm tra tín dụng và kiểm tra rủi ro. Công nghệ big data và trí tuệ nhân tạo cung cấp thông tin phân tích chi tiết, giúp ngân hàng đưa ra quyết định thông minh và đáng tin cậy.
-
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho ngân hàng để phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, cho vay trực tuyến và giao dịch tiền điện tử là một số ví dụ về sự đa dạng hóa các lựa chọn tài chính cho khách hàng.
Có thể thấy, mặc dù chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội, nhưng ngành ngân hàng cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Điều này bao gồm nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực/ kỹ năng số của nhân viên, đảm bảo tính tương thích và tuân thủ các quy định pháp lý, và khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của công nghệ.
Một số ngân hàng tại Việt Nam có thể coi là thành công trong việc chuyển đổi số
Techcombank, VPBank, Vietcombank, Sacombank, BIDV được coi là những ngân hàng hàng đầu về chuyển đổi số tại Việt Nam. Họ đã thành công trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ứng dụng di động tiên tiến. Các ngân hàng này cung cấp các giải pháp tiên phong như thanh toán di động, chuyển tiền qua ứng dụng và tài khoản ngân hàng trực tuyến. Ngoài ra, họ cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin và triển khai các chatbot, cung cấp các công cụ quản lý tài chính cho khách hàng để tăng cường trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Các ngân hàng tại Việt Nam đã sử dụng một số phần mềm và ứng dụng để chuyển đổi số. Dưới đây là một số ví dụ:
-
Internet Banking và Mobile Banking Apps: Các ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, VPBank, BIDV và Sacombank đã triển khai các ứng dụng ngân hàng trực tuyến và di động. Điều này cho phép khách hàng thực hiện giao dịch, kiểm tra tài khoản, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn qua các thiết bị di động của mình.
-
E-Wallet Apps: Dịch vụ ví điện tử khá phổ biến trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Các ngân hàng như Vietcombank, Sacombank và BIDV,... đều cung cấp các ứng dụng ví điện tử cho phép khách hàng lưu trữ tiền và thực hiện thanh toán trực tuyến. Ví dụ như VCB Pay, Sacombank Pay và BIDV eFast.
-
Core Banking Systems: Các ngân hàng sử dụng các hệ thống core banking như Flexcube (Oracle), T24 (Temenos), và B@nking (FPT Software) để quản lý thông tin tài khoản, giao dịch và dịch vụ của khách hàng.
-
Chatbot và Virtual Assistants: Một số ngân hàng đã triển khai các chatbot và trợ lý ảo để hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện giao dịch, tra cứu thông tin và giải đáp câu hỏi. Ví dụ như LiveBank (Techcombank), EVA (VPBank), và SMA (BIDV).
-
Robo-advisors: Các ngân hàng cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư tự động thông qua các robo-advisors. Đây là các tư vấn ảo được thiết lập bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) giúp khách hàng xác định mục tiêu tài chính và quản lý danh mục đầu tư. Ví dụ điển hình có thể kể đến là TIMO Invest của VPBank.
-
Blockchain và Smart Contracts: Một số ngân hàng đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh (smart contracts) để cải thiện quy trình giao dịch và tăng cường tính bảo mật. Ví dụ như BIDV đã thử nghiệm áp dụng blockchain trong quản lý hồ sơ tín dụng.
Những phần mềm và ứng dụng trên đây là chỉ một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư và nâng cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nâng cao trải nghiệm giao dịch.
Những lợi ích khi ngân hàng thực hiện chuyển đổi số
1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số đã cung cấp cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn và tiện lợi hơn. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn và quản lý tài khoản của mình thông qua ứng dụng di động hoặc trang web ngân hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực, đồng thời tạo ra sự tiện lợi và linh hoạt trong quá trình sử dụng các dịch vụ tài chính.
2. Tối ưu hóa quy trình và năng suất
Chuyển đổi số đã giúp các ngân hàng tối ưu hóa quy trình nội bộ và cải thiện năng suất làm việc. Tự động hóa các quy trình như xử lý hồ sơ vay, kiểm tra tín dụng và xử lý giao dịch đã giảm bớt thời gian và công sức của nhân viên. Ngoài ra, các công cụ phân tích dữ liệu cung cấp thông tin chi tiết và phân tích sâu để giúp ngân hàng đưa ra quyết định thông minh, hiệu quả và tối ưu hoá các hoạt động.
3. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
Tích hợp công nghệ vào các sản phẩm cũ để tạo ra những phiên bản mới, hay sáng tạo và cho ra đời hẳn những sản phẩm mới đáng kinh ngạc là điều tuyệt vời mà chuyển đổi số đã mang lại cho ngành ngân hàng.
Ví dụ, các ngân hàng đã phát triển các ứng dụng ví điện tử, cho vay trực tuyến và dịch vụ tư vấn đầu tư thông qua robo-advisors. Điều này giúp mang đến sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng trong việc quản lý tài chính và đầu tư.
4. Tăng cường an ninh và bảo mật
Chuyển đổi số đã đẩy mạnh các biện pháp bảo mật và an ninh trong ngành ngân hàng. Các ngân hàng đã đầu tư vào công nghệ mã hóa, xác thực hai yếu tố và các biện pháp nhận diện dấu vân tay hoặc khuôn mặt để bảo vệ thông tin khách hàng và ngăn chặn gian lận tài chính. Điều này tạo ra sự tin tưởng và đảm bảo cho khách hàng về an ninh thông tin cá nhân và tài sản.
5. Tăng cường khả năng cạnh tranh
Quá trình chuyển đổi số đã giúp các ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành. Nhờ sự tăng cường trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, và cải thiện hiệu suất hoạt động, các ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng mới và tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại. Điều này giúp tăng doanh thu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Tổng thể, các ngân hàng tại Việt Nam đã thu được nhiều kết quả và lợi ích đáng kể sau quá trình khởi động tiến trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, mà còn tăng cường hiệu suất hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động ngày nay.
Lark Suite hỗ trợ ngân hàng trong chuyển đổi số như thế nào?
1. Là một công cụ giao tiếp và cộng tác nội bộ liền mạch
Lark Messenger cung cấp một nền tảng giao tiếp nội bộ xuyên suốt cho các ngân hàng. Không chỉ đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản, Lark Messenger còn tối ưu hơn nhờ khả năng gửi tin nhắn văn bản rich text, dịch tin nhắn văn bản & âm thanh, ghim tin nhắn, tìm kiếm trong lịch sử trò chuyện, tạo task từ một tin nhắn, chia sẻ vị trí, contact,.... Việc chia sẻ tệp tin hình ảnh, video, tài liệu và phân quyền cho nhóm cũng dễ dàng chỉ trong 1 click chuột.
Nhân viên ngân hàng có thể trao đổi thông tin, hỏi đáp và làm việc cùng nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này giúp tăng cường sự liên kết và hiệu quả làm việc trong tổ chức.
Một số ngân hàng hiện nay đang sử dụng các công cụ giao tiếp nội bộ Microsoft Teams, Slack hoặc Email để giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả trong tổ chức. Với Lark Messenger, doanh nghiệp đã có thêm một lựa chọn tối ưu và hiệu quả về mặt chi phí lẫn tính năng.
Cùng so sánh Lark Messenger và tính năng chat trong Microsoft Teams để xem sự khác biệt giữa chúng nhé:
Về giao diện
Cả Lark Messenger và tính năng chat trong Microsoft Teams đều có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng.
Về tính năng giao tiếp
Điểm chung:
- Gửi và nhận tin nhắn: Cả Lark Messenger và Chat trong Microsoft Teams đều hỗ trợ gửi tệp, ảnh, video, tin nhắn văn bản & âm thanh, vị trí, contact, link, GIF, reaction, nhãn dán,... và lên lịch gửi cho các tin nhắn
- Dịch tin nhắn: cả 2 công cụ đều hỗ trợ dịch tin nhắn văn bản
- Trả lời 1 tin nhắn cụ thể
- Chỉnh sửa, thu hồi, copy & paste các tin nhắn
- Tính năng dự đoán / đề xuất văn bản soạn thảo
- Gửi tin nhắn khẩn cấp, quan trọng (với Lark là tính năng Buzz trong Lark Messenger)
- Ghim, tắt thông báo cho các nhóm trò chuyện
- Ghim, lưu tin nhắn trong nhóm
- Tìm kiếm tin nhắn từ tin nhắn văn bản, tệp, ảnh, video, link và lọc theo người gửi, ngày gửi
Điểm khác biệt:
- Lark hỗ trợ dịch cả tin nhắn âm thanh
- Lark cho phép gửi cả folder thay vì chỉ tệp riêng lẻ
- Trình soạn thảo thông minh có sẵn trên cả mobile & PC (Microsoft Teams chỉ có sẵn trên PC)
- Lark có tính năng Thảo luận theo chủ đề (threads). Thay vào đó Microsoft Teams hỗ trợ chèn hashtag vào tin nhắn để đánh dấu các tin nhắn theo chủ đề (nhưng các tin nhắn đó đều riêng lẻ, không theo luồng)
- Lark hỗ trợ gán nhãn các cuộc trò chuyện
- Microsoft Teams cho phép chia sẻ màn hình cuộc trò chuyện. Trong khi đó Lark cho phép chụp và quay lại màn hình cuộc trò chuyện
- Lark hỗ trợ tìm kiếm tin nhắn nâng cao có tích hợp AI
- Có thể chia sẻ các sự kiện trong Lark Calendar ngay trong cuộc trò chuyện
- Tạo Meeting trong cuộc trò chuyện với 1 click chuột
- Cho phép chuyển 1 tin nhắn thành 1 task và gán những người liên quan vào
- Microsoft Teams cho phép chọn 1 tin nhắn và biến thành email gửi cho mọi người. Trong khi đó Lark cho phép từ 1 email từ Lark Mail đến 1 nhóm cụ thể thay vì điền từng cá nhân.
Về tích hợp và mở rộng
Tính năng chat trong Microsoft Teams tích hợp tốt với các dịch vụ và ứng dụng khác của Microsoft như Office 365 và SharePoint. Nó cũng có khả năng mở rộng và tùy chỉnh với các ứng dụng và bot của bên thứ ba.
Lark Messenger cũng tích hợp một số ứng dụng và tính năng trong Lark như Lark Docs, Lark Meeting, Lark Mail, Lark Calendar; cũng như mở rộng tích hợp với các bên thứ ba như Jira, Asana, Trello, Zoom, Reminder,... tạo ra một môi trường làm việc tích hợp.
Về tính bảo mật và quản lý
Microsoft Teams tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của Microsoft và có khả năng quản lý quyền truy cập và phân quyền. Lark Suite cũng cung cấp các chính sách bảo mật mạnh mẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn ngành.
Về tính khả dụng đa nền tảng
Cả tính năng Chat trong Microsoft Teams và Lark Messenger đều có thể hoạt động mạnh mẽ trên nhiều nền tảng, bao gồm máy tính để bàn, điện thoại di động và trình duyệt web. Điều này cho phép người dùng truy cập và sử dụng công cụ từ bất kỳ thiết bị nào.
2. Công cụ quản lý tài liệu trực tuyến
Lark Docs là một công cụ tạo và quản lý tài liệu trực tuyến. Trong Lark Docs, ngân hàng có thể soạn thảo và chia sẻ văn bản online. Lark Docs cung cấp các công cụ soạn thảo thông minh như tạo To-do-list, tạo Call-out, Trích dẫn, Cột nội dung, Mindmap,... và cả những template có sẵn được sử dụng rất phổ biến trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể nhúng Lark Sheets và Lark Base (được chọn loại view hiển thị) vào ngay trong Lark Docs, cũng như hỗ trợ import (nhập) nhiều loại tài liệu khác vào.
Điểm đặc biệt của Lark Docs là cung cấp các nhóm tính năng Vẽ chart và Cộng tác cực kỳ mạnh mẽ. Với Vẽ, bạn có thể vẽ Board, Flowchart, UML Diagram,... ngay trong tài liệu mà không cần truy cập vào ứng dụng khác để vẽ và gắn link vào. Với Cộng tác, bạn có thể nhúng trực tiếp các tính năng khác của Lark như OKR, Poll, Reminder,... vào Lark Docs, giúp tập trung thông tin, dữ liệu và tối ưu quy trình phối hợp giữa các đội ngũ.
Nhóm tính năng Nâng cao, Add-ons và Nhúng của Lark Docs cho phép bạn tạo Table of Contents hay Timeline,... chỉ trong 1 click chuột. Với chức năng Nhúng, bạn có thể nhúng trực tiếp video từ nhiều nguồn khác nhau như Tiktok, Youtube,... và hiển thị trực quan trong Docs. Các công cụ khác có hỗ trợ nhúng trong Lark khác có thể kể đến như Figma, CodePen, Airtable, Google Maps (công cụ bên thứ ba) và Lark Survey (công cụ ngay trong Lark Suite).
Ngoài Lark Docs, bạn còn có thể tìm thấy Lark Wiki - một giải pháp quản lý thông tin, lưu trữ dữ liệu và tri thức nội bộ cho mọi tổ chức và doanh nghiệp trong Lark Suite. Tính năng này hoạt động như một thư viện mở, với các thư mục con tương tự như những cuốn sách lớn, bao gồm các trang tài liệu được sắp xếp theo cấu trúc và cấp độ phân cấp một cách hợp lý.
Đối với ngân hàng là ngành có nhiều tài liệu cần phải lưu trữ & hệ thống hoá, Lark Wiki giúp giảm thiểu thời gian và chi phí chuyển giao tri thức nội bộ, đồng thời tối ưu tài liệu trong quá trình làm việc với khách hàng.
Lấy cộng tác là mục đích chính khi triển khai nền tảng, có thể thấy trải nghiệm cộng tác trên Lark Docs nói riêng và Lark Suite nói chung cực kỳ liền mạch. Điều này giúp tăng cường quá trình làm việc hợp tác và giúp những người liên quan dễ dàng cộng tác real-time trên cùng một tài liệu.
Ngoài Lark Docs thì Google Drive cũng là công cụ quản lý tài liệu trực tuyến phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Về điểm chung:
-
Cả 2 đều có giao diện và trải nghiệm người dùng thân thiện và tối giản.
-
Lark Docs và Google Drive đều cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến.
-
Hỗ trợ trên nhiều nền tảng, bao gồm máy tính để bàn, điện thoại di động và trình duyệt web. Điều này cho phép người dùng truy cập và làm việc với tài liệu từ bất kỳ thiết bị nào.
-
Cuối cùng là tính bảo mật, cả 2 đều tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, đảm bảo tính bảo mật và quản lý dữ liệu.
Về điểm khác biệt, Lark Docs và Google Drive đều có những điểm đặc trưng riêng phụ thuộc vào nền tảng chủ là Lark Suite và Google Suite. Nếu như Google Drive tích hợp tốt với các ứng dụng và dịch vụ khác của Google, như Gmail, Google Docs và Google Sheets; thì Lark Docs tích hợp liền mạch với Lark Messenger, Lark Meeting cũng như nhiều công cụ khác trong Lark Suite.
Tuy nhiên, điểm hay của Lark Docs là bao gồm Lark Wiki và công cụ soạn thảo docs bên trong Lark Docs có thể nhúng nhiều loại tài liệu khác nhau vào (bao gồm cả Sheets, Base,...), cũng như được tích hợp sẵn các plugins soạn thảo thông minh khác như mind map, flowchart, board,... Trong khi đó, cùng với các plugin trên, trên Google Drive sẽ phải tích hợp thêm trên G Suite Marketplace.
Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng Google Drive, có nhu cầu chuyển sang Lark Suite và đang lo ngại về việc di chuyển tài liệu giữa hai công cụ thì có thể yên tâm rằng Lark Suite hỗ trợ việc tích hợp dữ liệu vô cùng nhanh chóng. Ngoài ra, Rikkei Digital còn thiết kế một giải pháp giúp đồng bộ dữ liệu Lark Drive và Google Drive, cho phép lựa chọn nơi lưu trữ các tệp và tài liệu:
>> Xem thêm: D2D - Đồng bộ Lark Drive & Google Drive
3. Công cụ quản lý nhiệm vụ và công việc
Ngân hàng thường sử dụng một số công cụ quản lý nhiệm vụ và công việc để hỗ trợ quản lý và theo dõi các hoạt động trong tổ chức. Một số công cụ phổ biến mà ngân hàng thường sử dụng là:
-
Microsoft Planner: Microsoft Planner là một ứng dụng lập kế hoạch quản lý công việc có sẵn trong Microsoft 365, dành cho người dùng cao cấp, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục. Nó cho phép ngân hàng tạo các danh sách nhiệm vụ, phân loại công việc và theo dõi tiến độ. Các nhân viên có thể cộng tác và cập nhật thông tin công việc trong ứng dụng này.
-
Trello: Trello là một công cụ quản lý dự án linh hoạt và trực quan đã trở nên phổ biến nhiều năm nay. Ngân hàng có thể tạo bảng, thẻ và danh sách để theo dõi công việc và phân công nhiệm vụ. Các thành viên trong tổ chức cũng có thể cộng tác (gắn link tệp, bình luận, trao đổi, gắn tag cá nhân,...) và cập nhật tiến độ công việc trong Trello.
-
Jira: Jira là một ứng dụng quản lý công việc phổ biến, đặc biệt phù hợp cho quản lý dự án và phát triển phần mềm. Ngân hàng có thể sử dụng Jira để theo dõi và quản lý các nhiệm vụ, lỗi và yêu cầu từ khách hàng.
-
Asana: Asana là một công cụ quản lý công việc và dự án linh hoạt. Ngân hàng có thể sử dụng Asana để tạo và theo dõi các nhiệm vụ, lên kế hoạch và giao việc cho các nhân viên. Công cụ này cũng cho phép cộng tác và chia sẻ thông tin công việc trong tổ chức.
-
Lark Task & Lark Base: Lark Task & Lark Base là 2 công cụ thường được sử dụng nhiều nhất trong Lark Suite với mục đích quản lý dự án, nhiệm vụ và công việc. Nếu như Lark Task thường được sử dụng để giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, hoặc 2-3 người làm cùng 1 nhiệm vụ, thì Lark Base được dùng để quản lý một dự án lớn, với khối lượng công việc nhiều, mang tính dài hạn và liên quan đến nhiều người hơn. Cả Lark Task và Lark Base đều cho phép tạo sub-task (nhiệm vụ nhỏ) trong 1 task lớn để dễ dàng tổ chức và quản lý các đầu công việc cũng như người phụ trách. Ngân hàng có thể sử dụng Lark Task & Lark Base để tạo, phân loại và theo dõi tiến trình các nhiệm vụ quan trọng, kèm theo thông tin về thời gian hoàn thành và người thực hiện. Điều này giúp tăng cường quản lý công việc và đảm bảo sự theo dõi và hoàn thành đúng hạn.
Nếu phải tìm ra ba ưu điểm vượt trội của Lark Task & Lark Base so với các công cụ khác, thì điều đó sẽ là:
Tích hợp liền mạch với các công cụ khác trong Lark Suite
Lark Task & Lark Base được tích hợp sâu trong hệ sinh thái Lark Suite, liên kết mạnh mẽ với các ứng dụng và công cụ khác như Lark Messenger, Lark Docs và Lark Meeting - và tất cả hoạt động trên một nền tảng duy nhất.
Ưu điểm của việc tích hợp này là người dùng có thể dễ dàng di chuyển giữa các công cụ và chia sẻ thông tin liền mạch, tạo điều kiện cho một quy trình làm việc toàn diện và hiệu quả.
Đặc biệt, người dùng có thể thiết lập các thông báo tự động, kèm theo điều kiện tùy chỉnh gửi đến Lark Messenger của những người có liên quan theo luồng quản lý dự án. Điều này giúp tạo một môi trường làm việc tích hợp và tăng cường hiệu suất làm việc.
Giao diện trực quan và dễ sử dụng
Cả Lark Task và Lark Base được thiết kế với giao diện trực quan và thân thiện người dùng. Điều này giúp người dùng dễ dàng tạo, sắp xếp và quản lý công việc, đồng thời tạo điều kiện cho sự cộng tác và tương tác nhanh chóng giữa các thành viên trong nhóm. Giao diện tối giản cũng giúp giảm sự phức tạp và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt.
Tính năng phân cấp nhiệm vụ và tiến độ
Một ưu điểm của Lark Task và Lark Base là khả năng phân cấp nhiệm vụ và tiến độ. Người dùng có thể tạo nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ con liên quan, giúp tổ chức và quản lý công việc một cách logic và có cấu trúc. Các nhiệm vụ cũng có thể được gắn kết với thời gian hoàn thành và được theo dõi để đảm bảo tiến độ.
4. Một số công cụ khác của Lark Suite
Lark Meeting
Lark Meeting cung cấp một nền tảng họp & cộng tác trực tuyến cho các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hoạt động với nhiều chi nhánh khác nhau trải dọc khắp toàn quốc, thậm chí là mở rộng thêm với các chi nhánh nước ngoài. Việc sử dụng các nền tảng họp online là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên điều này vẫn còn đang khá rời rạc khi mỗi ngân hàng sử dụng một công cụ meeting khác nhau và không nằm trong bộ công cụ làm việc chính.
Với Lark Suite, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay tính năng họp trực tuyến Lark Meeting ngay trong nền tảng. Không chỉ sở hữu những tính năng giống như các nền tảng Meeting khác trên thị trường, Lark Meeting còn vượt trội hơn nhờ khả năng họp và cộng tác cùng nhau trên một tài liệu với chỉ một cửa sổ trình duyệt duy nhất (Magic Share).
Ngoài ra, mọi cuộc meeting đều được ghi lại (bằng cả hình ảnh, âm thanh và văn bản trích xuất từ âm thanh), sau đó được gửi tới những người có liên quan chỉ bằng 1 click chuột. Mọi người cũng có thể chỉnh sửa, bình luận trên bản ghi của cuộc họp này giống như một bản docs bình thường.
Điều này giúp nhân viên ngân hàng có thể tổ chức các cuộc họp trực tuyến, giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách thuận tiện. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời vẫn giữ được hiệu quả công việc dù phải thường xuyên hội họp online.
Lark Calendar
Lark Calendar giúp ngân hàng quản lý lịch làm việc và các sự kiện liên quan trong tổ chức một cách thông minh và có logic. Nhân viên có thể tạo và chia sẻ lịch làm việc, lịch hẹn và lịch sự kiện trong tổ chức và nhận được thông báo tự động tùy chỉnh trước bao nhiêu ngày/giờ,... Điều này giúp mỗi cá nhân tăng cường khả năng quản lý thời gian và tổ chức mọi hoạt động chỉn chu hơn.
>> Xem thêm: Các tính năng nổi bật khác của Lark Suite
Với tính linh hoạt, tích hợp và khả năng tùy chỉnh cao, Lark Suite là một lựa chọn hàng đầu của một số ngân hàng trên thế giới như: DBS Bank (Singapore), ngân hàng BBVA (Tây Ban Nha), ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), ngân hàng ING (Hà Lan)..v.v. Lark Suite không chỉ cung cấp các công cụ cần thiết để quản lý, theo dõi và tối ưu hóa công việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc kết nối và cộng tác.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang quan tâm và tìm kiếm một giải pháp toàn diện và hiệu quả để hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số, Rikkei Digital khuyên rằng Lark Suite là lựa chọn phù hợp. Hãy tận dụng công nghệ tiên tiến và đồng hành cùng Lark Suite trong tiến trình chuyển đổi số. Đăng ký ngay và sẵn sàng trải nghiệm sự thay đổi, tiến về phía trước và đạt được thành công trong cuộc hành trình số hóa của bạn.
Đăng ký trải nghiệm Lark tại đây.